Ngày 4.11,áxăngdầuhômnayMấttrongtuầgiá hpg giá xăng dầu quay đầu giảm, giá dầu Brent giảm 1,92 USD, tương đương 2,3%, xuống mức 84,89 USD/thùng; giá dầu WTI của Mỹ giảm 1,95 USD, tương đương 2,4%, xuống mức 80,51 USD/thùng.
Như vậy, trong tuần, dầu có 4 phiên giảm giá và 1 phiên tăng, đẩy cả 2 loại dầu chuẩn trong tuần đều giảm hơn 6%. Đây cũng là tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp.
Theo Reuters, cảnh báo xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông đã đẩy giá dầu tăng trở lại trong phiên cuối tuần. Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng thị trường đang đón nhận cuộc xung đột này một cách "bình thản" vì dường như nó không phải là một sự kiện gây gián đoạn đáng kể nguồn cung hay cầu. Thay vào đó, các chỉ số liên quan đến kinh tế mới là tác nhân chính khiến thị trường dầu biến động.
Lạm phát tiền lương tại Mỹ hạ nhiệt, tăng trưởng việc làm trong tháng 10 chậm hơn dự kiến. Điều này càng củng cố quan điểm Cục Dự trữ liên bang (Fed) không cần phải tăng lãi suất thêm nữa. Tuy nhiên, dữ liệu về doanh số bán hàng và chỉ số sản xuất trong tháng 10 tại Trung Quốc giảm, dấy lên lo ngại nhu cầu dầu thô tại quốc gia tiêu thụ xăng dầu lớn nhất nhì thế giới này suy yếu, khó hỗ trợ cho giá dầu nhiều hơn.
Trong tuần tới, các nhà phân tích dự báo giá dầu tiếp tục biến động theo diễn biến xảy ra ở Trung Đông.
Cập nhật giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường Singapore đến tối 3.11 cho thấy, giá các mặt hàng xăng nhích nhẹ, giá dầu diesel đi ngang so với giá bán lẻ hiện tại trên thị trường.
Ngày 4.11, giá bán lẻ xăng dầu trong nước phổ biến như sau: Xăng E5 RON92 không quá 22.614 đồng/lít; xăng RON95 không quá 23.929 đồng/lít; dầu diesel không quá 21.940 đồng/lít; dầu hỏa không quá 22.305 đồng/lít và dầu mazut không quá 16.240 đồng/kg.