Tại cuộc họp chiều 17.11,àngloạtbệnhviệnởtỉnhthiếuthuốcđiềutrịbệnhtaychânmiệaudiotruyenfull TS-BS Lê Nguyễn Thanh Nhàn, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, cho biết từ đầu năm 2023 đến nay 4 BV tuyến cuối tại TP.HCM (Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố, Bệnh nhiệt đới) tiếp nhận khám khoảng 77.000 ca bệnh tay chân miệng (TCM). Toàn khu vực phía nam đã có 11 ca tử vong do TCM tại các BV của TP.HCM. Trong khi đó, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) cũng khiến nhiều trẻ đến 4 BV này khám. Từ đầu năm 2023 đến nay đã có 17.947 trẻ đến khám SXH, trong đó có hơn 6.300 ca nhập viện và 2 ca tử vong (20 tỉnh phía nam tử vong là 21 ca).
Cũng tại cuộc họp, có nhiều BV nhi, sản nhi, BV khu vực các tỉnh thông tin thiếu thuốc điều trị TCM, như: IVIG, Phenobarbital, Milrinone. Một số BV chỉ còn vài lọ. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu máy lọc máu, vật tư lọc máu điều trị bệnh TCM nặng cũng diễn ra ở nhiều nơi, khiến các BV này phải chuyển hầu hết bệnh nhân nặng lên 4 BV tại TP.HCM và đã gây ra quá tải. Nguyên nhân thiếu thuốc, vật tư... được các BV này lý giải là không mua được, không đấu thầu được, chờ thầu và cuối cùng là "cầu cứu" các BV ở TP.HCM hoặc nhận bệnh hoặc chia thuốc…
Tại cuộc họp, TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhận định: "Một trong những khó khăn lớn nhất của các BV tuyến tỉnh là thiếu vật tư tiêu hao và máy lọc máu, thiếu thuốc trong điều trị TCM, tất cả liên quan mua sắm chứ không phải thiếu nguồn cung ứng. Tại TP.HCM, các BV tuyến cuối cam kết tiếp tục hỗ trợ các tuyến về chuyên môn, tổ chức điều trị và các tình huống khó khăn thì sẽ tiếp nhận bệnh để hồi sức". Ông cũng đề nghị các BV tuyến tỉnh phải trang bị đủ thuốc vật tư tiêu hao trong điều trị TCM. Sở Y tế TP.HCM sẽ có công văn đề nghị lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh hỗ trợ các BV mua sắm vật tư tiêu hao và thuốc điều trị.